Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều sở hữu tính nhanh nhạy bẩm sinh. Đó còn là cả một quá trình nỗ lực. Tính chậm chạp sẽ được cải thiện nếu như bạn chịu khó học hỏi và rèn luyện bản thân từng ngày. Sau đây là 5 cách cải thiện hiệu quả, người chậm chạp có thể tham khảo và áp dụng cho bản thân.

Nhận ra điểm yếu của bản thân và quyết tâm cải thiện

Việc đầu tiên để khắc phục tính chậm chạp là bạn phải nhận ra được điểm yếu của mình và quyết tâm thay đổi. Điều này thuộc về vấn đề tư duy. Rất nhiều người chậm chạp nhưng họ không ý thức được điều này và thậm chí không có ý muốn sửa đổi thì sẽ không bao giờ cải thiện được tình hình.

Hãy tự mình đặt ra các câu hỏi chẳng hạn như Tại sao mình chậm chạp? Nguyên nhân chính do bản thân mình hay cho các yếu tố khách quan? Sự chậm chạp này sẽ ảnh hưởng đến điều gì, hậu quả ra sao? Mình có cần phải nỗ lực nhiều để thay đổi không và phải làm như thế nào, mất thời gian bao lâu?

Khi có được sự nhận thức đúng đắn thì bạn sẽ tự mình tạo động lực và quyết tâm cải thiện tình hình bằng hành vi cụ thể phù hợp với từng công việc hằng ngày.

Lập trình việc cần làm theo thứ tự deadline

Nếu bạn sợ mình quá chậm chạp không có khả năng đúng deadline thì tốt nhất nên ghi chú cụ thể. Hãy lập một bảng danh sách công việc cần làm theo thứ tự và đề ra thời hạn nhất định phải hoàn thành cụ thể. Sau đó, bạn cần quyết tâm bắt tay vào làm để hoàn thành công việc đúng như dự định mà không có bất cứ lí do nào để trì hoãn hay biện minh cho sự chậm trễ đó.

Việc lập danh sách cụ thể theo thời hạn giúp bạn không bị rối, không mất thời gian đắn đo suy nghĩ việc nào trước việc nào sau và cũng ước lượng được chính xác khoảng thời gian trong khi đang thực hiện. Nó cũng giúp bạn làm việc theo trình tự khoa học hơn khi nghiêm khắc với bản thân.

Ưu tiên công việc quan trọng

Thông thường những công việc quan trọng sẽ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng suất, hiệu quả công việc. Để khắc phục tính chậm chạp và đảm bảo duy trì được tốc độ công việc bạn ưu tiên việc quan trọng để thực hiện cho tốt.

Điều này không có nghĩa là bỏ lơ hay lề mề việc nhỏ mà chính là ưu tiên việc quan trọng, đầu tư công sức và chú tâm hết mình vào nó để có hiệu suất cao, đảm bảo kết quả tốt nhất, không bị trì trệ.

Luyện tập

Bạn có thể kiên trì luyện tập hằng ngày bằng các bài tập cụ thể về hành động và cả tư duy. Điều này thực sự có ích, giúp phản ứng tay chân và suy nghĩ nhanh nhạy hơn.

Chẳng hạn, về hành động có thể chơi thể thao, luyện tập thể dục, tham gia các trò chơi vận động. Đơn giản hơn có thể luyện bằng các động tác, cử chỉ, ngữ điệu trên cơ thể…

Về trí não, bạn hãy rèn luyện suy nghĩ tích cực, luyện giải các bài tập về tư duy logic, giữ cho đầu óc thông suốt không bị những vấn đề vụn vặt “làm phiền”, tập quan sát và ghi nhớ… Có thể luyện tập bằng cách đề ra một công việc và khoảng thời gian nhanh hơn hoàn thành để thử sức. Sự luyện tập lâu ngày và kiên trì sẽ hình thành nên thói quen hành động và phản ứng nhanh nhạy hơn.

Ngoài ra, bạn cần rèn luyện sự tập trung. Khi đã làm việc gì đó, bạn cần chú tâm cao độ cho đến khi hoàn thành chỉn chu. Tránh tình trạng đang làm dang dở lại nhảy sang việc khác hoặc bị cuốn vào các sự việc vô bổ xung quanh. Như vậy công việc chính lại bị rơi vào tình trạng lề mề, trì hoãn, kéo dài thời gian hoàn thành.

Tuyệt đối không lười biếng mà cần chăm chỉ hơn nhiều lần

Chăm chỉ là yếu tố quan trọng – là điều bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong các tin đăng tuyển dụng việc làm 24h Bắc Ninh, Hà Nội hay TPHCM. Và đặc điểm này cũng giúp ích rất nhiều cho người chậm chạp.

Khi bạn có tính chậm chạp là đã yếu hơn người khác do đó cần nỗ lực hơn họ gấp nhiều lần. Nếu lười biếng, bạn sẽ không bao giờ khắc phục được, ngược lại làm cho bạn chậm chạp hơn và ngày càng đi xuống. Nhận ra được điểm yếu của bản thân thì chính bạn phải chăm chỉ hơn, kiên nhẫn hơn. Chỉ có như vậy mới thay đổi được tình hình. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người khác bằng cách cho họ theo dõi, đánh giá về tốc độ và hiệu quả làm việc của bạn để điều chỉnh từng ngày. Yêu cầu họ đưa ra hình phạt và bạn phải chấp nhận nghiêm túc nếu như bạn làm chậm.

Siêng năng làm việc và suy nghĩ tích cực, không ngừng học hỏi là một cách khắc phục hiệu quả tính chậm chạp. Nếu thiếu điều này thì tất cả những cố gắng của bạn sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp.

Tính chậm chạp là nguyên nhân làm bạn mất điểm khi làm việc. Nếu là người quản lý, bạn sẽ tự đánh mất nhiều cơ hội vì sự lề mề. Nếu là nhân viên, bạn sẽ không được sếp và công ty đánh giá cao. Sự nghiệp của bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra bản thân và nếu nhận thấy mình là người chậm chạp thì cần khắc phục ngay lập tức. Sự kiên trì và nỗ lực thay đổi sẽ giúp bạn thành công.