Ngành Báo chí Truyền thông hiện nay, đa số mọi người vẫn còn lầm tưởng rằng Báo chí truyền thông chỉ là làm báo, làm quảng cáo hay là PR. Điều này có thể đúng nhưng chưa đủ. Thực chất, báo chí truyền thông là hai phân ngành cụ thể gồm: Báo chí và Truyền thông.
Báo chí là phân nhánh có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông. Báo chí gồm có báo in, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu thường được chia thành hai mảng chính là phóng viên và biên tập viên. Phóng viên là những người thực hiện nhiệm vụ đi lấy tin, phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phim, làm bài trên video, băng ghi âm…
Còn với biên tập viên, họ là những người thực hiện công việc cập nhật tin tức liên tục, viết bài đăng trên các website, diễn đàn,… Phàm là biên tập viên hay phóng viên thì khi bước chân vào công việc này đều đòi hỏi phải có kiến thức xã hội, biết nhìn xa trông rộng.
Ngành báo chí khác với ngành truyền thông ở chỗ “sự thật” luôn là tôn chỉ duy nhất. Truyền thông có thể thỏa sức sáng tạo nhưng báo chí thì không. Ở nhiều trường đào tạo, báo chí được tách hẳn thành một mảng riêng, không liên quan nhiều đến ngành truyền thông.
Trong đó, Truyền thông còn được chia thành: Truyền thông thực hành, truyền thông Media và nghiên cứu truyền thông.
Ngành Truyền thông ở nước ta hiện nay bùng nổ của internet đã tác động rất lớn đến sự phát triển của Ngành Truyền thông. Sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng) giống như thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành báo chí. Thông tin được đưa đưa đến với công chúng một cách nhanh nhất có thể thông qua các phương tiện điện tử hiện đại, hình thức cũng sinh động và hấp dẫn hơn.
Khi thể hiện thông tin của một nội dung bất kỳ trên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng bản chữ viết, vừa trình bày, minh họa bằng hình ảnh, âm thanh. Cách tiếp cận này giúp công chúng đón nhận dễ dàng thông tin mà không cảm thấy nhàm chán và nặng nề.
Tuy nhiên Ngành Truyền thông phát triển mạnh đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Góc độ công nghệ được đẩy mạnh để người đọc dễ dàng đón nhận được thông tin mới tuy nhiên thông tin nhiều khi chưa được xử lý một cách chuyên nghiệp.
Vẫn còn tràn lan rất nhiều những trang web, mạng điện tử chỉ đăng lên những thông tin nhạt nhẽo, không có giá trị truyền tải tin tức hoặc những thông tin không hoàn toàn chính xác dẫn đến sự sai lệch thông tin so với những trang chính thống. Việc những trang web không chính thống hoạt động thường xuyên, cơ quan truyền thông cũng không thể nào quản lý hết được trước sự bùng nổ mạnh mẽ của những công ty truyền thông điện tử.
Truyền thông báo chí thường đề cập mạnh đến sự tương tác hai chiều giữa nguồn thông tin và người tiếp nhận. Tuy nhiên thực trạng cho thấy Báo chí Truyền thông mới chỉ dừng lại ở chức năng truyền tải thông tin. Việc nhận lại phản hồi người tiếp nhận là công chúng gần như không có. Điều đó dễ gây ra sự nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, một chiều.
Báo chí vốn là một ngành đặc thù đòi hỏi sự mới lạ, sáng tạo, thông tin phải liên tục được cập nhập đầy đủ, làm mới. Tuy nhiên sự phát triển quá đà của những công ty báo chí truyền thông đã khiến cho nguồn thông tin bị loãng, cùng một nội dung thông tin nhưng quá nhiều người khai thác, được cập nhật ở nhiều nguồn khác nhau khiến cho người đọc khó tiếp cận cũng như khó tìm được thông tin cụ thể, chính xác.
Xu hướng trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ 4.0, việc phát triển Truyền thông Đa phương tiện là xu hướng tất yếu của các cơ quan Báo chí Truyền thông trong nước. Đồng thời, việc mở rộng quy mô của ngành Báo chí Truyền thông cũng đang là xu hướng nhưng nó vẫn phải cần đphát triển của Ngành Truyền thông được quản lý tốt. Chiến lược thông tin phải thực sự đánh giá được thực trạng thông tin trong nước, đánh giá đúng được xu hướng phát triển của công nghệ, xã hội, khoa học.
Mỗi cơ quan Truyền thông Báo chí cần phải xây dựng cho mình những tôn chỉ hoạt động riêng nghiêm túc, có những quy tắc, quy định về thông tin nội bộ và đặc biệt là không được phép xào nấu thông tin theo sở thích cá nhân của người làm biên tập.
Khuyến khích sự phát triển của những mạng xã hội tích cực, những thành viên tốt. Nếu có nhiều trang tốt thu hút thị hiếu của công chúng thì chính là một cách để hạn chế tối đa người đọc tiếp nhận những thông tin lệch lạc.
Nhân lực chất lượng cao của ngành Truyền thông hiện tại vẫn còn thiếu rất nhiều. Cần tích cực bồi dưỡng những người trẻ, khuyến khích sáng tạo, làm mới, tạo cơ hội, điều kiện làm việc cho những người trẻ có tài năng nhưng chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc.
Từ những thông tin được cập nhật ở trên, hy vọng rằng các bạn trẻ đã có thể giải đáp được phần nào những thắc mắc của bản thân về ngành Truyền thông cũng như xu hướng phát triển của ngành Truyền thông hiện nay ở nước ta. Theo đó, các bạn có thể định hướng được bản thân có phù hợp với ngành Truyền thông hay không.
Hoặc