Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng hợp tác xã vào Việt Nam ngay sau cách mạng Tháng 8 thành công. Ngày 11 tháng 10 năm 1946, trong thư kêu gọi Điền chủ Nông gia Việt Nam tham gia hợp tác xã nông nghiệp, Người đã đề cao vai trò của hợp tác xã, trong đó nhấn mạnh nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có hợp tác xã “Hợp tác xã là hợp vốn hợp sức với nhau, vốn nhiều sức mạnh, thì khó nhọc ít, lợi ích nhiều”. Ngày 8/3/1948, tại chiến khu Việt Bắc, HTX Thủy tinh dân chủ được thành lập, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tập thể, HTX ở Việt Nam. Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận ngày 11/4 hằng năm là ngày HTX Việt Nam. 78 năm trôi qua dưới sự quan tâm của Đảng nhà nước hợp tác xã nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực hết. Năm 2023 hợp tác xã nông nghiệp vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng 65% hợp tác xã xếp loại khá tốt, bình quân doanh thu lãi thu nhập của người lao động trong hợp tác xã tăng cao hơn năm trước. Trong bối cảnh nhiều thách thức mới, hợp tác xã nông nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp như liên kết sản xuất tập trung, làm theo tiêu chuẩn xây dựng chỗ ngành hàng phát triển đa giá trị và cung cấp thực phẩm xanh.
Nông nghiệp nước ta đảm bảo sinh kế cho trên 60 triệu dân số sinh sống ở khu vực nông thôn Việt Nam, chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỉ trọng gần 12% GDP. Việt Nam từ một nước kém phát triển về nông nghiệp nay trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2023 đạt trên 53 tỷ đô la Mỹ, tiếp cận đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đóng góp và thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam không thể không kể đến vai trò của khu vực kinh tế tập thể, trong đó có các hợp tác xã nông nghiệp. Sau 78 năm phát triển không chỉ tăng về số lượng, quy mô, mà chất lượng được nâng cao. Tính liên kết giữa các thành viên được phát huy tốt cùng nhau chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm lợi ích phát triển theo hướng cộng đồng tương trợ, để cùng nhau phát triển hàng hóa nông dân làm ra có chất lượng cao, an toàn và được xây dựng được thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên một hộ có 0,28 ha, sản xuất nhỏ là chi phí cao, dẫn đến sức cạnh tranh kém, sản xuất nhỏ khó cơ giới hóa, khó tự động, khó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Sản lượng ít không đủ để xây dựng một hình ảnh thương hiệu, không có sức mạnh thị trường, vì vậy cẩn thiết phải hợp tác giữa những người sản xuất, liên kết giữa những người sản xuất với doanh nghiệp theo chuẩn mực của thị trường.
Một ví dụ tiêu biểu tại tỉnh Bắc Kạn, mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản bản địa gắn với phát triển cộng đồng đang được thực hiện hiệu quả bởi hợp tác xã Yến Dương. Thành lập từ năm 2018 với trên 90% phụ nữ tham gia, hiện nay, hợp tác xã Yến Dương đã liên kết với hơn 400 hộ dân sản xuất các mô hình như bí xanh thơm Ba Bể, gạo nếp tài hữu cơ và trồng dong riềng làm miến, các sản phẩm đều được công nhận OCOP 3 sao đến 4 sao cấp. Những giá trị bản địa cộng đồng đã được kết tinh bởi sự hợp tác liên kết của những người dân tộc sống ở vùng núi cao. Nhờ thay đổi tư duy sản xuất liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp thông qua cầu nối hợp tác xã, nhiều nông dân làm mô hình lúa tôm ở xã Chí lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau không còn phải lo cảnh “được mùa dội chợ”, từ đó tự tin thoát nghèo vươn lên làm giàu. Hợp tác xã Chí Lực hiện có 15 thành viên chính thức và hơn 200 thành viên liên kết sản xuất mô hình lúa Tôm, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp tác xã không chỉ trồng lúa ST24 ST25 theo tiêu chuẩn hữu cơ để cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu đi nhiều nước, mà còn nuôi tôm trong các ruộng lúa đã đạt chứng nhận ASC, với chứng nhận này, con tôm có thể đáp ứng được bất cứ thị trường khó tính. Từ một miền quê vùng đất mũi của đất nước, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và thách thức bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện nay nông dân ở xã Trí Lực đã tự làm chủ trên đồng ruộng quê mình.
Theo Bộ NN&PTNT, 5 năm kể từ khi nghị định số 98 ngày 5 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ, bức tranh ngành nông nghiệp của nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, có 4339 hợp tác xã nông nghiệp tham gia bao tiêu nông sản cho thành viên trong 2146 dự án, kế hoạch liên kết có 2204 hợp tác xã tham gia liên kết và có 1739 dự án kế hoạch liên kết do hợp tác xã làm chủ trì, chiếm 81% tổng dự án kế hoạch liên kết. Bên cạnh những kết quả đạt được Nghị định 98 vẫn còn có những hạn chế chưa phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của ngành nông nghiệp. Các hợp tác xã khó tiếp cận với các chính sách hỗ trợ được quy định trong nghị định. Nhằm thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp nông thôn nói chung và khu vực hợp tác xã nông nghiệp nói riêng, tháng 5 năm 2023, Bộ NN&PTNT đã thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank, để thí điểm các gói tín dụng, thúc đẩy tín dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu, gắn với bảo hiểm nông nghiệp từ đó tạo động lực để các hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết chặt chẽ hơn.
Theo ông Bùi Quang Nguyên, Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp AMI - Học viện NNVN, đối với những HTX nằm trong vùng nguyên liệu quy mô lớn, sẽ hỗ trợ HTX phát triển liên kết theo chỗ giá trị có sự tham gia của doanh nghiệp. Trong đó, hỗ trợ HTX tổ chức sản xuất là an toàn phát triển các dịch vụ và cung cấp cho thành viên, đồng thời hỗ trợ về các gói tín dụng theo chuỗi giá trị. Đối với những nhóm HTX mà sản xuất đặc sản vùng miền, sẽ được hỗ trợ tổng thể cho HTX tổ chức sản xuất cho đến là phát triển cái thành viên, để tăng cường các mối liên kết trong cộng đồng đồng thời nâng cao năng lực chuẩn hóa các cái sản phẩm đáp ứng cái yêu cầu thị trường và hỗ trợ những cái giải pháp để quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm.
Liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để phát triển nền nông nghiệp hiện đại bền vững, trong đó hợp tác xã nông nghiệp là giải pháp phù hợp để liên kết nông dân tạo ra khu vực sản xuất tập trung cánh đồng mẫu lớn hay vùng nguyên liệu lớn, từ đó đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất theo quy trình công nghệ, tiêu chuẩn hóa các tiêu chí về chất lượng sản phẩm tạo ra lượng hàng hóa đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Theo thông tin từ ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đối với nền kinh tế thị trường hiện nay thì trong sản xuất nông nghiệp, phải tính đến cái là chuỗi giá trị. Từ sản xuất cho đến là chế biến tiêu thụ, không thể thiếu đi vai trò của hợp tác xã, bởi các doanh nghiệp không thể đi từng hộ gia đình liên kết.
Tiếp tục phát huy vai trò của hợp tác xã đối với phát triển nông nghiệp nông dân nông thôn, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20 về kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 106 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt tại Kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa 15 Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2023 đã được Quốc hội thông qua với nhiều chính sách quan trọng hành lang pháp lý thông thoáng, được kỳ vọng là cứ hích thúc đẩy sự phát triển của các HTX. Chính phủ cũng dành nhiều sự quan tâm trong việc chỉ đạo các bộ ngành cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực tế tập thể HTX. Bộ NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo xây dựng và đệ án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022- 2025. Đề án đặt ra mục tiêu hình thành 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ, nhằm thúc đẩy nhanh hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp xây dựng nông thôn mới. Tại các vùng nguyên liệu mục tiêu Đạt ra giảm chi phí đầu vào trong sản xuất từ 5 - 10%, giảm tổn Thất sau thu hoạch 5-10%, tăng giá trị từ 10- 20%, qua đó tăng thu nhập từ 5 - 10% cho thành viên hợp tác xã và nông dân. Bên cạnh đó đề án cũng tăng cường năng lực cho ít nhất 250 hợp tác xã nông nghiệp trong các bù nguyên liệu. Bộ nông nghiệp cũng xây dựng và triển khai đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả.
Ngành nông nghiệp đang phải chuyển mình trước những thách thức, biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng, đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các hợp tác giã nông nghiệp. Trong hành trình phát triển hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, kết hợp nông dân giàu để cùng phát triển bền vững hơn.
Hoặc