Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận lợi tìm được công việc dù chỉ là thực tập. Và nếu bạn mắc 5 lỗi “chết người” dưới đây thì cơ hội để được “rèn luyện” ấy cũng liên tục trôi qua.

5-loi-sai-kinh-dien-khi-tim-viec-thuc-tap1-1693971830.jpg

Chỉ ứng tuyển vào một vị trí/công ty

Hiện nay, vị trí thực tập sinh không còn dành riêng cho sinh viên năm cuối hay mới ra trường. Bạn có thể ứng tuyển thậm chí được chính doanh nghiệp mời vào vị trí này khi còn là sinh viên năm đầu.

5-loi-sai-kinh-dien-khi-tim-viec-thuc-tap2-1693971831.jpg

Khi các tin tuyển dụng việc làm ở TPHCM, Hà Nội… dành cho thực tập sinh càng nhiều đồng nghĩa sự cạnh tranh rất cao. Nếu bạn tự “bó buộc” mình bằng cách chỉ nộp CV cho một vị trí, một công ty thì khả năng “trượt”, đánh mất cơ hội là rất lớnChưa kể, không phải thời điểm nào hay công ty nào cũng tuyển vị trí thực tập sinh.

Vậy nên đừng sợ không đáp ứng năng lực hay không phù hợp. Bởi thực tập sinh là để bạn trải nghiệm thực tế và tìm ra công việc phù hợp nhất. Vì thế bạn nên tự mở rộng cách cửa việc làm thực tập sinh cho mình bằng cách ứng tuyển một số vị trí khác nhau với nhiều công ty. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo công việc ứng tuyển đều liên quan đến mong muốn phát triển trong tương lai của bạn.

Đặt tiêu chuẩn quá cao 

Nhiều bạn tự đưa ra tiêu chuẩn quá cao khi tìm việc thực tập. Bạn đòi hỏi công việc đó phải đúng chuyên ngành đào tạo, công ty phải lớn, môi trường làm việc phải chuyên nghiệp. Thậm chí có những bạn yêu cầu mức lương như vị trí nhân sự chính thức.

Việc bạn đặt yêu cầu khi xin việc là không sai. Nhưng bạn cần hiểu mục đích và lợi ích khi nhận được ở vị trí thực tập sinh. Theo đó, bạn được trải nghiệm, học hỏi, được quan sát, được mở rộng mối quan hệ thậm chí được đào tạo kiến thức nhà trường không dạy miễn phí. Điều đó có nghĩa, bạn phải hạ thấp nhu cầu về thu nhập, về công ty, về nhiệm vụ trong công việc. 

Chỉ như vậy thì bạn mới tìm được nhiều cơ việc cho vị trí thực tập sinh. Nên nhớ, đây chỉ là vị trí mang tính “học việc” và trải nghiệm nên bạn đừng tự cản trở cơ hội của mình khi đưa ra tiêu chuẩn “trên trời”.

Dùng một CV ứng tuyển cho nhiều vị trí

Việc dùng một CV ứng tuyển cho tất cả các vị trí ứng tuyển sẽ khiến bạn mất đi cơ hội.

Bạn cần tùy chỉnh hồ sơ để đảm bảo thể hiện được năng lực phù hợp với vị trí ứng tuyển hoặc không thì cũng có phẩm chất, đam mê liên quan đến công việc, công ty. Hãy đọc kỹ yêu cầu cơ bản trong tin đăng tuyển để bổ sung hoặc thay thế thông tin phù hợp.

Hãy dành sự tôn trọng cho công ty bạn đang muốn được học và phát triển bằng chiếc CV đã được cá nhân hóa. Đừng chủ quan cũng đừng quá cẩu thả khi dùng chung một CV cho nhiều vị trí nhất là khi nhà tuyển dụng rất nhạy cảm với điều này.
Trì hoãn không gửi CV

Nhiều bạn cho rằng đi “thực tập” chỉ theo phong trào, chỉ để “làm đẹp CV”. Họ không xác định được đây là cơ hội để ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, để vừa học, vừa làm, để trưởng thành và hoàn thiện bản thân nên rất hời hợt, thậm chí liên tục trì hoãn khi tìm việc.

Tìm việc không quyết liệt khiến bạn vừa mất thời gian, mất sự nhiệt huyết mà quan trọng mất dần cơ hội làm thực tập sinh. Kéo theo đó là sự khó khăn sau này khi bạn xin việc chính thức sau khi ra trường.

5-loi-sai-kinh-dien-khi-tim-viec-thuc-tap3-1693971831.jpg

Khi đã xác định được vị trí phù hợp thì bạn không nên trì hoãn. Bạn cần chủ động, ưu tiên thời gian để tìm việc có chủ đích, có kế hoạch với quyết tâm cao nhất.

Không chuyên nghiệp trong phỏng vấn

Nhà tuyển dụng cần thấy sự chuyên nghiệp của bạn. Bởi không doanh nghiệp nào muốn biến mình thành “phòng thí nghiệm” hay khu vui chơi cho thực tập sinh không tôn trọng họ hay thiếu nghiêm túc.

Đừng đến buổi phỏng vấn muộn với hình ảnh xuề xòa trong ăn mặc, cẩu thả trong lời nói. Khi phỏng vấn, cần thể hiện cho họ thấy vì sao bạn ứng tuyển vị trí này và mong muốn đạt được. Điều đó phản ánh, bạn không chỉ hiểu bản thân, hiểu công việc, công ty mà còn là người biết tận dụng cơ hội và tầm nhìn cho tương lai.

Biết đâu chính hình ảnh chuyên nghiệp này lại giúp bạn nhận được cơ hội tốt hơn từ doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trong tương lai.

Trên đây là 5 sai lầm dễ khiến bạn, dù chỉ tìm việc thực tập cũng sẽ gặp nhiều gian nan, trắc trở. Hãy khắc phục những sai lầm đó để tạo đà cho vị trí nhân sự chính thức tại công ty mà bạn đã khao khát từ lâu.