Do đó để trả lời câu hỏi về điểm yếu, bạn cần có kinh nghiệm chọn lọc vấn đề để nó không cản trở cơ hội của bạn, cụ thể là những điều sau.

Nhút nhát, ngại ngùng

Nhút nhát, e ngại là đặc điểm thường gặp của người hướng nội. Nếu đây là điểm yếu và đã được bạn khắc phục, thì theo các chuyên gia tuyển dụng CareerLink.vn, bạn có thể trình bày như sau.

“Trước đây, tôi thuộc tuýp người có phần nhút nhát và trầm lắng, không được sôi nổi, không dễ kết bạn hay tạo mối quan hệ xã hội. Điểm yếu này đã làm tôi bỏ qua nhiều cơ hội được thể hiện mình. Cho đến khi tôi bắt đầu làm việc tại công ty X.

Tôi đã dần ý thức được điểm hạn chế này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của tôi ra sao. Từ đó tôi đã nỗ lực luyện tập để dần thay đổi, trở thành một người dạn dĩ, sôi nổi. Hiện nay, tôi có thể thoải mái trò chuyện, chia sẻ và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp”.

Trình bày trước đám đông kém

Câu trả lời này dành cho nhóm công việc không yêu cầu phải thuyết trình trước đám đông. Ứng viên có thể đề cập vì nó không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Chẳng hạn, “Sẽ thật hoàn hảo nếu như bạn vừa giỏi chuyên môn vừa sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt. Tuy nhiên tôi nhận thấy phần chuyên môn và các kỹ năng khác của mình rất tốt, còn kỹ năng trình bày trước đám đông của mình thì chưa được như vậy. Tôi còn phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa để trở thành người thuyết trình giỏi”.

Không thích làm việc nhóm

Nếu như công việc không đòi hỏi bạn phải thường xuyên làm việc nhóm, bạn có thể đề cập đến điểm yếu này. Tuy nhiên cần có sự khéo léo khi trình bày nếu không nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người khó hòa nhập với đồng nghiệp:

“Trước đây khi mới làm việc tôi đã rất bối rối vì chưa thích ứng với đội nhóm. Tôi thấy thích làm việc độc lập hơn vì năng suất làm việc của tôi sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên sau một thời gian làm ở công ty X, tôi đã phải thường xuyên làm việc nhóm, trưởng thành nhờ những mâu thuẫn. Nhờ đó mà tôi được rèn luyện từ thực tế nhiều hơn. Hiện nay tôi có thể tự tin làm việc và kết nối tốt với đồng đội để đưa đến hiệu quả cao nhất cho phần việc riêng cũng như kết quả chung”.

Quá tỉ mỉ, cầu toàn

Tỉ mỉ là điều cần thiết nhưng quá cầu toàn sẽ khiến bạn không nhìn được bức tranh toàn cảnh cũng như trễ thời hạn. Nếu đây là điểm yếu của bản thân bạn, hãy trả lời như sau:

“Tôi quá kĩ tính và quá tỉ mỉ. Đây là điểm tốt nhưng trong nhiều trường hợp nó vẫn tác động không tốt đến tốc độ làm việc. Đôi khi tôi mất nhiều thời gian hơn các đồng nghiệp khác vì phải kiểm tra tỉ mỉ, chắc chắn. Đặc biệt với những công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy, tôi hay bị hụt hơi. Vì ý thức điều này rất rõ nên tôi đã cố gắng để điều chỉnh bản thân. Hiện nay tôi đã cân đối được công việc, vừa đảm bảo kết quả chính xác nhưng vẫn đáp ứng đúng thời hạn”.

Nhạy cảm, dễ mất tinh thần

Không phải chỉ mình bạn có điểm yếu này mà đây là điều dễ nhìn thấy ở rất nhiều người. Hãy nói về điểm yếu này của bạn theo cách sau.

“Tôi thuộc kiểu người nhạy cảm và hay để ý. Đôi khi chỉ một câu nói tiêu cực của người khác cũng khiến tôi mất thời gian suy nghĩ và xuống tinh thần.

Tuy nhiên tôi dần nhận thấy sự nhạy cảm của mình không những không giúp ích gì cho các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến thái độ của tôi với công việc. Tôi đã thay đổi hoàn toàn sau quá trình làm việc tại công ty X và trải qua một số thử thách. Hiện nay tôi tự tin có thể nói rằng tôi đã nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thoải mái. Tôi nhận biết được điều gì cần suy nghĩ và điều gì nên bỏ qua”.

Không thích những buổi tiệc tùng, xã giao

Và cuối cùng, không thích những buổi tiệc tùng xã giao cũng có thể là câu trả lời về điểm yếu của bạn. Vấn đề này sẽ trở nên vô hại nếu bạn không làm vị trí quản lí trở lên hay thuộc nhóm công việc phải đi gặp gỡ đối tác, khách hàng.

Bạn có thể trả lời: “Tôi thích về nhà ăn tối với người thân thay vì tham dự các bữa tiệc tùng thường xuyên với đồng nghiệp hay đối tác... Tuy nhiên nếu vì công việc yêu cầu, tôi sẵn sàng tham gia một cách tích cực”.

Ai cũng có điểm yếu, không ai là hoàn hảo, thậm chí bạn không thể nói với nhà tuyển dụng rằng vì tôi hoàn hảo, tôi chẳng có điểm yếu nào. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ xem xét điểm yếu của ứng viên dựa trên việc nó có tác động đến công việc không? Nhiều hay ít? Có khắc phục được hay không? Để trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân, hãy khéo léo và nhanh nhạy chọn lọc vấn đề, diễn tả theo hướng tích cực rằng bạn đã nhận thức và khắc phục nó thành công như thế nào

Do đó để trả lời câu hỏi về điểm yếu, bạn cần có kinh nghiệm chọn lọc vấn đề để nó không cản trở cơ hội của bạn, cụ thể là những điều sau.

Nhút nhát, ngại ngùng

Nhút nhát, e ngại là đặc điểm thường gặp của người hướng nội. Nếu đây là điểm yếu và đã được bạn khắc phục, thì theo các chuyên gia tuyển dụng CareerLink.vn, bạn có thể trình bày như sau.

“Trước đây, tôi thuộc tuýp người có phần nhút nhát và trầm lắng, không được sôi nổi, không dễ kết bạn hay tạo mối quan hệ xã hội. Điểm yếu này đã làm tôi bỏ qua nhiều cơ hội được thể hiện mình. Cho đến khi tôi bắt đầu làm việc tại công ty X.

Tôi đã dần ý thức được điểm hạn chế này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của tôi ra sao. Từ đó tôi đã nỗ lực luyện tập để dần thay đổi, trở thành một người dạn dĩ, sôi nổi. Hiện nay, tôi có thể thoải mái trò chuyện, chia sẻ và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp”.

Trình bày trước đám đông kém

Câu trả lời này dành cho nhóm công việc không yêu cầu phải thuyết trình trước đám đông. Ứng viên có thể đề cập vì nó không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Chẳng hạn, “Sẽ thật hoàn hảo nếu như bạn vừa giỏi chuyên môn vừa sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt. Tuy nhiên tôi nhận thấy phần chuyên môn và các kỹ năng khác của mình rất tốt, còn kỹ năng trình bày trước đám đông của mình thì chưa được như vậy. Tôi còn phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa để trở thành người thuyết trình giỏi”.

Không thích làm việc nhóm

Nếu như công việc không đòi hỏi bạn phải thường xuyên làm việc nhóm, bạn có thể đề cập đến điểm yếu này. Tuy nhiên cần có sự khéo léo khi trình bày nếu không nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người khó hòa nhập với đồng nghiệp:

“Trước đây khi mới làm việc tôi đã rất bối rối vì chưa thích ứng với đội nhóm. Tôi thấy thích làm việc độc lập hơn vì năng suất làm việc của tôi sẽ cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên sau một thời gian làm ở công ty X, tôi đã phải thường xuyên làm việc nhóm, trưởng thành nhờ những mâu thuẫn. Nhờ đó mà tôi được rèn luyện từ thực tế nhiều hơn. Hiện nay tôi có thể tự tin làm việc và kết nối tốt với đồng đội để đưa đến hiệu quả cao nhất cho phần việc riêng cũng như kết quả chung”.

Quá tỉ mỉ, cầu toàn

Tỉ mỉ là điều cần thiết nhưng quá cầu toàn sẽ khiến bạn không nhìn được bức tranh toàn cảnh cũng như trễ thời hạn. Nếu đây là điểm yếu của bản thân bạn, hãy trả lời như sau:

“Tôi quá kĩ tính và quá tỉ mỉ. Đây là điểm tốt nhưng trong nhiều trường hợp nó vẫn tác động không tốt đến tốc độ làm việc. Đôi khi tôi mất nhiều thời gian hơn các đồng nghiệp khác vì phải kiểm tra tỉ mỉ, chắc chắn. Đặc biệt với những công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy, tôi hay bị hụt hơi. Vì ý thức điều này rất rõ nên tôi đã cố gắng để điều chỉnh bản thân. Hiện nay tôi đã cân đối được công việc, vừa đảm bảo kết quả chính xác nhưng vẫn đáp ứng đúng thời hạn”.

Nhạy cảm, dễ mất tinh thần

Không phải chỉ mình bạn có điểm yếu này mà đây là điều dễ nhìn thấy ở rất nhiều người. Hãy nói về điểm yếu này của bạn theo cách sau.

“Tôi thuộc kiểu người nhạy cảm và hay để ý. Đôi khi chỉ một câu nói tiêu cực của người khác cũng khiến tôi mất thời gian suy nghĩ và xuống tinh thần.

Tuy nhiên tôi dần nhận thấy sự nhạy cảm của mình không những không giúp ích gì cho các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng đến thái độ của tôi với công việc. Tôi đã thay đổi hoàn toàn sau quá trình làm việc tại công ty X và trải qua một số thử thách. Hiện nay tôi tự tin có thể nói rằng tôi đã nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thoải mái. Tôi nhận biết được điều gì cần suy nghĩ và điều gì nên bỏ qua”.

Không thích những buổi tiệc tùng, xã giao

Và cuối cùng, không thích những buổi tiệc tùng xã giao cũng có thể là câu trả lời về điểm yếu của bạn. Vấn đề này sẽ trở nên vô hại nếu bạn không làm vị trí quản lí trở lên hay thuộc nhóm công việc phải đi gặp gỡ đối tác, khách hàng.

Bạn có thể trả lời: “Tôi thích về nhà ăn tối với người thân thay vì tham dự các bữa tiệc tùng thường xuyên với đồng nghiệp hay đối tác... Tuy nhiên nếu vì công việc yêu cầu, tôi sẵn sàng tham gia một cách tích cực”.

Ai cũng có điểm yếu, không ai là hoàn hảo, thậm chí bạn không thể nói với nhà tuyển dụng rằng vì tôi hoàn hảo, tôi chẳng có điểm yếu nào. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ xem xét điểm yếu của ứng viên dựa trên việc nó có tác động đến công việc không? Nhiều hay ít? Có khắc phục được hay không? Để trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân, hãy khéo léo và nhanh nhạy chọn lọc vấn đề, diễn tả theo hướng tích cực rằng bạn đã nhận thức và khắc phục nó thành công như thế nào