Michael Jordan năm 2014
Cuộc đời và sự nghiệp
Vào thập niên 1990, người Mỹ rất tự hào vì có 3 Mike vĩ đại đó là Michael Jackson trong làng nhạc, Mike Tyson (Michael Gerard Tyson) ở môn quyền Anh và Michael Jordan với môn bóng rổ. Ngược dòng quá khứ, Michael Jordan là một trong những vận động viên có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thể thao Hoa Kỳ. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng Michael Jordan vẫn là một trong những vận động viên bóng rổ được yêu thích nhất mọi thời đại.
Michael Jeffrey Jordan sinh ngày 17 tháng 2 năm 1963 ở Brooklin, New York nước Mỹ. Là con thứ tư trong gia đình có 5 người con, cha làm giám sát viên trong một nhà máy điện, mẹ là nhân viên ngân hàng. Ngay sau khi Michael chào đời; gia đình Jordan đã chuyển đến sinh sống tại Wilmington, Bắc California.Thời thơ ấu của Jordan đã được rèn luyện theo nguyên lý kỷ luật do cha mẹ tạo lập. Trong hoàn cảnh đời sống khó khăn, M. Jorrdan đã tìm thấy những gì cần thiết để phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực thể thao.
Trước khi vào học trường Trask Hight Junior, anh theo học tiểu học Ogden thuộc Wilmington. Không lâu sau khi trở thành học sinh trung học, Michael Jorrdan đã chơi bóng rổ trong các đội của đại học Virginia, Duke, Syracuse và North Carolina...Thành tích của anh được công nhận bằng việc trường North Carolina cấp học bổng để anh theo học đại học vào năm 1981.
Sau chiến thắng vang dội tại Thế vận hội 1984 ở Los Angeles, Michael Jordan quyết định tham gia đội ngũ của “Chicago Bulls”và nhanh chóng nổi lên như một trong những ngôi sao của đội tuyển. Là một cầu thủ nhà nghề nổi tiếng thế giới, M.Jorrdan được xem như một ấn tượng lớn của cộng đồng thể thao thời đại. Anh là người đem lại sự phổ biến rộng khắp của National Basketball Association (Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Hoa Kỳ- NBA-) đến toàn thế giới trong thập niên 1980 và 1990. Với khả năng vượt trội của mình,M. Jordan đã toả sáng khi trình diễn khả năng “úp rổ”(slam dunk) ở vạch ném phạt. Điều này mang lại cho anh nick name "Jordan không trung"(Air Jordan ) cùng với biệt danh là một trong những cầu thủ bóng rổ phòng thủ tốt nhất. Khả năng phòng ngự tốt đã giúp đội bóng anh tham gia giành được 3 lần vô địch liên tiếp trong những năm1991,1992 và1993 .
Jordan tuyên bố giải nghệ lần đầu ở tuổi 30 để theo đuổi sự nghiệp bóng chày. Năm 1995, anh trở lại với Bulls và dẫn dắt đội bóng này chinh phục thêm các danh hiệu vô địch vào những năm 1996, 1997 và 1998. Jordan giải nghệ lần thứ 2 vào năm 1999, sau đó lại quay về với Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề nước Mỹ sau hai mùa giải với tư cách là cầu thủ của đội Washington Wizards từ năm 2001 đến 2003.
Thành công của Jordan đã thực hiện bao gồm 5 giải thưởng"Cầu thủ xuất sắc nhất trong một mùa giải" của NBA MVP (Most Valuable Player), 15 lần được chọn vào đội hình tập hợp chính thức các ngôi của NBA và 14 lần tham dự thi đấu All-Star (đội hình thi đấu giữa các ngôi sao miền Đông và miền Tây nước Mỹ),... Anh lập kỉ lục ghi điểm trung bình (30.1 điểm/trận) cao nhất trong các mùa giải của NBA. đạt kỉ lục 33.4 điểm/trận trong các vòng đấu playoffs. Năm 1999, Jordan được kênh truyền hình thể thao nổi tiếng ESPN bình chọn là "Vận động viên Bắc Mỹ vĩ đại nhất thế kỉ 20" và là một trong bảy cầu thủ của lịch sử bóng rổ đạt danh hiệu "Triple Crown"(3 vương miện) và hai lần với Đội bóng rổ nam của Hoa Kỳ vào năm 1984 và 1992. Năm 2006, trở thành người đứng đầu các hoạt động bóng rổ cho CLB Charllote Bobcats.
Trở thành tỷ phú với triết lý giá cả không nằm ở sản phẩm từ thời thơ ấu
Sau khi giải nghệ, Jordan bắt tay vào công việc kinh doanh và năm 2015 là vận động viên đầu tiên trong lịch sử thể thao trở thành tỉ phú. Không phải ngẫu nhiên Jordan có được thành công mà năng khiếu kinh doanh của anh đã được bộc lộ từ rất sớm qua những mẩu chuyện thời thơ ấu được ghi chép lại.
Chuyện kể rằng, vào năm 13 tuổi. Cả gia đình M. Jordan còn sống trong khu ổ chuột tồi tàn với đồng lương eo hẹp của người cha, thường không đủ chi trả cho cuộc sống. Một ngày, cha Jordan đưa cho anh chiếc áo cũ rồi hỏi “Theo con chiếc áo này đáng giá bao nhiêu?”
“Khoảng 1 đô la” Jorrdan trả lời.
“Con có thể bán nó với giá 2 đô la được không?”, người cha với ánh mắt như cầu khẩn, vừa hỏi vừa nhìn cậu bé.
“Chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, Michael trả lời.
Người cha lại nhìn con với ánh mắt đầy khích lệ: “Sao con không thử xem? Con biết đấy, gia đình mình đang gặp khó khăn…”
Michael Jordan gật đầu và nói “Con sẽ thử xem, nhưng không chắc có thể bán được!”.
Do không có bàn ủi để là phẳng, Jordan dùng bàn chải chà giặt chiếc áo, sau đó trải lên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm để phơi khô. Sáng hôm sau, cậu đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại. Sau 6 giờ kiên nhẫn chào hàng, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la. Cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà, cậu đưa cho cha.
Rồi những ngày sau đó, liên tục Jordan tìm quần áo cũ ở đống đồ bỏ đi trong thành phố mang về nhà giặt sạch rồi đem bán.
Một ngày người cha lại đưa cho Michael một chiếc áo cũ khác rồi nói: “Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la được không?
“Làm sao một chiếc áo cũ lại có giá trị cao như vậy? cùng lắm chỉ 2 đô thôi!.” Cậu bé trả lời
“Sao con không thử nghĩ xem, nhất định là có cách”, người cha nhìn với ánh mắt đầy khích lệ.
Suy nghĩ mãi, cuối cùng Michael lóe ra ý tưởng, nhờ người anh họ vẽ cho con vịt Donald và một chú Mickey đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó chọn một ngôi trường, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua.
Có một quản gia ngắm nhìn rồi đến mua chiếc áo cho thiếu gia của mình. Chàng thiếu gia thích thú khi có chiếc áo liền cho Jordan thêm 5 đô la. Thế là chiếc áo đã bán được 25 đô la. Đây là khoản tiền đáng kể đối với một gia đình nghèo, nó có thể tương đương với một tháng lương của cha anh ngày ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói: “Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?”, cha cậu nhìn với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình và bắt đầu suy nghĩ…Mãi 2 tháng sau, thì cơ hội mới đến.
Michael Jordan thời thơ ấu và sau này
Vào một ngày, khi nữ diễn viên chính của bộ phim nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố Jordan đang sống để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau buổi họp báo với ký giả và người hâm mộ kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin diễn viên ký tên lên đó. Ngẩn người ra nhìn cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng, không nỡ từ chối, một lát sau Farrah Majors vui vẻ ký tên lên chiếc áo,
Sau khi Majors ký xong, cậu bé hỏi: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”
“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn, đây là quyền tự do của cháu.” Farrad Majors tươi cười đáp lại.
Ngau lập tức Michael Jorrdan đứng trên bục hô to: “Đây là chiếc áo do chính nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett Majors ký tên, giá khởi đầu của nó là 200 đô-la”.
Sau một hồi đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền tới 1200 đô-la. Cầm tiền trở về nhà, người cha rất xúc động ôm Jordan vào lòng, hôn lên trán con và nói “Cha dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…”
Buổi tối hôm đó, hai cha con Jorrdan ngồi nói chuyện rất lâu. Cha cậu hỏi "từ sự việc của 3 chiếc áo này, con đã hiểu được ra điều gì ?
“Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”, cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp: “Chỉ cần động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó.” Cha cậu gật đầu, nhưng rồi lại lắc đầu nói tiếp:
“Con nói đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha; Cha chỉ muốn nói với con rằng, với một chiếc áo chỉ đáng giá 1USD nhưng vẫn có cách để tăng giá trị của nó, cớ sao chúng ta phải bi quan với cuộc sống này? Tuy nghèo, nhưng chúng ta có nhiều hơn một chiếc áo 1USD và một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên được điều kỳ diệu.”.
20 năm sau, Machael Jordan đã lớn lên và trở thành một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Trong kinh doanh, câu chuyện này như một bài học về nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị doanh nghiệp và thương hiệu.
Thay cho lời kết
Qua cuộc đời và sự thành đạt của Machael Jorrdan, các nhà quản lý cho rằng, có thể rút ra được những bài học lớn trong nghệ thuật kinh doanh
Trong kinh doanh, bán hàng gì không quan trọng mà quan trọng là bán như thế nào?. Một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 USD, nhưng vẫn có thể bán được với giá cao hơn rất nhiều nếu biết cách làm cho nó có giá trị cao hơn thực tế nhờ tác động của những lợi thế bổ sung.
Bán hàng như thế nào không quan trọng bằng bán nó cho ai? Dễ dàng nhận thấy, những món đồ cổ đưa đến người không hiểu biết sẽ chẳng được quan tâm. Nhưng nếu đặt vào đúng chỗ, đúng vị trí, đưa vào tay những người có sở thích thì nó sẽ trở thành báu vật. Bán hàng cho ai không quan trọng mà quan trọng là làm thế nào để bán được hàng.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo, con người có thể sống trong hoàn cảnh khó khăn bât lợi. Nhưng hoàn cảnh chỉ là phép thử đểthể hiện giá trị của mình. Người ta có thể bỏ cuộc hoặc chiến thắng nghịch cảnh hay không phụ thuộc vào cách nhìn nhận của chính mình. Mọi người đều có cơ hội để tỏa sáng chỉ cần nhẫn nại, nỗ lực và không để nản lòng trước nghịch cảnh.Hy vọng những nhận xét rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của Michael Jordan sẽ là những bài học có ích để cùng trao đổi./. File Michael Jorrdan 6.19
Hoặc