Hãy cùng tham khảo 3 cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thật ấn tượng sau đây để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự là một người có năng lực và tham vọng, xứng đáng có được công việc và sự thăng tiến trong tương lai.

Lỗi cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp là đích đến trong hành trình làm việc và cống hiến của bạn. Mục tiêu đó có thể to lớn và cũng có thể nhỏ gọn ở mức tìm kiếm mức thu nhập tương xứng. Thế nhưng, thông qua mục này khi làm CV online, nhà tuyển dụng phần nào có thể đánh giá được năng lực và sự tự tin cũng như khát vọng của bạn. Và những CV bị loại thường ít chú tâm đến điều này nên hay mắc các lỗi như:

cv-an-tuong-1-1689076023.jpg

+ Mục tiêu chỉ nêu chung chung. Ví dụ như: Có được công việc như mong muốn, thu nhập ổn định,…

+ Mục tiêu quá dài dòng. Nhà tuyển dụng đọc xong cũng không hiểu cuối cùng bạn muốn gì.

+ Mục tiêu phi thực tế. Ví dụ bạn đang ứng tuyển vào ngành marketing, nhưng mục tiêu của bạn lại là chế tạo phi thuyền, khám phá hành tinh mới chẳng hạn.

+ Mục tiêu hướng đến vị trí của người phỏng vấn. Điều này không sai. Nhưng thực ra nó cũng hơi nhạy cảm, vì nó cho thấy bạn đang tạo áp lực và có thể là mối nguy hiểm của họ trong tương lai.

Tất cả các lỗi này đều khiến CV của bạn không được đánh giá cao và bị loại ngay từ đầu. Do đó, dù tham vọng của bạn thế nào, thì bạn cũng cần lưu ý cách thể hiện để ít nhất trước khi đạt được mục tiêu xa, bạn sẽ đạt được mục tiêu gần là có được công việc như mơ ước.

3 cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV thật ấn tượng

Cách viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn chính là những hoạch định của bạn trong tương lai gần. Nó nên được thiết lập trong khoảng thời gian từ 6 tháng - 1 năm.

Trong trường hợp, nếu bạn chưa có mục tiêu ngắn hạn, hãy thử dựa vào công việc đang ứng tuyển để xác định nó. Vì điều này chính là điều mà nhà tuyển dụng đang chờ đợi để thấy. Họ kỳ vọng bạn sẽ mang lại những gì cho công ty của họ.

Ví dụ, bạn đang ứng tuyển làm Sale thì cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV có thể như sau:

“Tôi được mọi người đánh giá cao về khả năng giao tiếp. Trong thời gian tới, tôi đặt mục tiêu tham gia các khóa học kỹ năng mềm để trau dồi khả năng dẫn chuyện. Từ đó có thể hỗ trợ tốt hơn cho công việc.”

Đảm bảo với bạn, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất hài lòng về mục tiêu này của bạn. Và cơ hội bạn trúng tuyển sẽ cao hơn.

Cách viết mục tiêu dài hạn

Sau phần mục tiêu ngắn hạn chính là mục tiêu dài hạn. Mục tiêu này là những gì bạn hướng đến trong 3 - 5 năm nữa. Mục tiêu nên được đưa ra phù hợp với định hướng của doanh nghiệp. Bạn nên nhớ, đây là mục tiêu nghề nghiệp chứ không phải là ước mơ. Với ước mơ, bạn thỏa sức sáng tạo và bay bổng. Nhưng với mục tiêu, nó phải thực tế và có lộ trình thực hiện.

cv-an-tuong-2-1689076023.jpg

Mục tiêu dài hạn của bạn có thể là trở thành trưởng phòng. Hoặc có thể xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, ổn định. Hoặc là có được chỗ đứng vững chắc trong công ty để tự tin cống hiến. Tất cả những điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn có tầm nhìn chiến lược, có ý chí, có tham vọng. Và quan trọng hơn, có khát khao để thực hiện hoài bão của mình.

Cách viết mục tiêu cho sinh viên mới ra trường

Với các bạn sinh viên mới ra trường, mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng. Không chỉ để nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao bạn mà nó còn là nhân tố để bạn nhìn thấu chính mình.

Đặc biệt khi đi xin việc, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng, phần mục tiêu sẽ được các nhà tuyển dụng lưu tâm nhất.

cv-an-tuong-3-1689076023.jpg

Về mục tiêu ngắn hạn, bạn nên ưu tiên mục tiêu được làm việc tại công ty đang ứng tuyển để trau dồi kinh nghiệm. Sau đó, chính là các mục tiêu trau dồi kỹ năng công việc, ngoại ngữ, kỹ năng mềm….

Về mục tiêu dài hạn, bạn hãy tự tin thể hiện bản thân. Khẳng định bản thân sẽ phấn đấu và nỗ lực để đạt vị trí cao trong công việc. Từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho công ty. Với những thông tin này, bạn thực sự là một ứng viên tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Nhìn chung, nói về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn không chỉ cần tập trung vào bản thân mà còn là giá trị mà bạn đem lại cho công ty. Chính vì vậy, đừng quá chăm chú vào những gì mình sẽ đạt được trong tương lai mà bỏ qua những giá trị bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp. Hài hòa được các yếu tố này, chắc chắn phần mục tiêu sẽ được hoàn thiện ở mức chỉn chu nhất.