4 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn trình bày điểm mạnh trong CV một cách ấn tượng, hãy cùng tham khảo nhé.

diem-manh-trong-cv-1-1719217097.jpg

Lựa chọn các điểm mạnh phù hợp với vị trí công việc nhất

Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm bạn có bao nhiêu thế mạnh. Họ chỉ muốn biết liệu những điểm mạnh của bạn giúp ích như thế nào trong công việc.

Do đó khi trình bày điểm mạnh khi tải mẫu CV đẹp, bạn nên cân nhắc lựa chọn những điểm liên quan trực tiếp đến vị trí công việc. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển công việc Content marketing, bạn có thể viết “Nắm bắt nhanh các xu hướng, sáng tạo, kỹ năng viết tốt, đa dạng, sử dụng thành thạo các phần mềm quay, chỉnh video hiện nay…”; Nếu ứng tuyển công việc kế toán, bạn có thể viết điểm mạnh “Người có tính cách làm việc cẩn thận, yêu thích số liệu, thống kê, sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành kế toán”…

Khi nhận thấy có sự phù hợp giữa điểm mạnh của ứng viên với vị trí công việc, nhà tuyển dụng có niềm tin bạn sẽ làm tốt.

diem-manh-trong-cv-2-1719217097.jpg

Trình bày cụ thể, thực tế thay vì dùng ngôn từ hoa mỹ, cường điệu

Muốn trình bày điểm mạnh một cách tích cực, bạn nên lựa chọn ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và thực tế, đi vào nội dung cụ thể cho từng công việc. Không nói chung chung với các từ ngữ cường điệu hóa, chẳng hạn như: rất xuất sắc, giỏi nhiều kỹ năng, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực… Những từ này chỉ mang tính chất phóng đại và không làm cho nhà tuyển dụng hình dung được điểm mạnh cụ thể.

Ứng viên nên trình bày theo mục đích và tính chất của từng công việc. Ví dụ với công việc thiết kế có thể dùng cách thể hiện: “Đã làm việc 2 năm ở bộ phận thiết kế công ty X” hoặc “Đã là Designer chính của dự án Y, chịu trách nhiệm lên ý tưởng và thiết kế cho chương trình trong giai đoạn từ thời gian…”; Với công việc đòi hỏi kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh, bạn có thể viết thế mạnh chẳng hạn như “sử dụng tốt tiếng Anh 4 kỹ năng, IELTS 7.0/ 8.0…”

diem-manh-trong-cv-3-1719217097.jpg

Sắp xếp nội dung hợp lí và không dài dòng 

Điểm mạnh trong CV là một trong những thông tin quan trọng có vai trò “quảng cáo” bản thân để tạo ấn tượng tốt nhất đến nhà tuyển dụng. Vì vậy khi trình bày, bạn nên lưu ý sắp xếp mục điểm mạnh ở vị trí dễ dàng thấy như ở phần đầu hay giữa CV. Không nên bố trí mục này ở cuối sẽ khó tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi viết nên trình bày đúng trọng tâm muốn nói, không nên liệt kê dài dòng lan man vì sẽ làm CV bị loãng, không nổi bật được thông tin quan trọng.

Tương tự, khi tham gia phỏng vấn, nói đến điểm mạnh một cách tích cực bạn càng nên trình bày ngắn gọn, sắp xếp nội dung hợp lý trong khoảng 3-5 câu là phù hợp.

Trung thực

Trung thực là yếu tố hàng đầu trong phẩm chất ứng viên được nhà tuyển dụng chú ý. Tuy nhiên một số ứng viên nghĩ rằng chỉ cần tạo ấn tượng tốt để được chọn nên sẵn sàng thổi phồng lên điểm mạnh của bản thân.

Dù bạn có muốn mình trở nên giỏi giang ưu tú trong mắt nhà tuyển dụng thì cũng nên giữ được sự trung thực khi đề cập đến điểm mạnh của bản thân trong CV hoặc phỏng vấn.

Hãy trình bày về điểm mạnh bạn thật sự sở hữu được một cách tích cực, tránh viết những điều không có. Khi vào làm việc, bạn sẽ gặp rắc rối với sự gian dối của mình.

Điểm mạnh là yếu tố “bổ sung” thêm cho năng lực của ứng viên. Do đó, bạn nên đề cập rõ những điểm mạnh đó giúp bạn làm việc tốt hơn và mang đến lợi ích cho công ty như thế nào. Đây chính là điểm cốt lõi chứng tỏ vai trò tích cực của điểm mạnh. Bên cạnh học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm thì nói về điểm mạnh trong CV chính là cơ hội tiếp thị bản thân hiệu quả nhất. Vì vậy bạn cần tận dụng điều này để ghi điểm với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn.