Phát huy lời dạy của Bác vào xây dựng nông thôn mới. 

Mùa xuân năm 1960, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”, Từ đó cho đến hiện nay, phong trào trồng cây vào dịp tết Nguyên đán hàng năm không chỉ là một trong những hoạt động ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phát động của các cấp ủy đảng, chính quyền mà còn đã trở thành phong tục tốt đẹp của Nhân dân cả nước. Trong tình hình biến đổi khí hậu khốc liệt như hiện nay, trồng nhiều cây xanh không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại do thảm họa thiên tai gây ra, mà còn đóng góp phát triển kinh tế xã hội bởi những lợi ích về lâm nghiệp, môi trường do cây xanh đem lại.

Việt Nam đang trong tiến trình tiến tới đạt được nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, trong đó, đạt được  mục tiêu về xây dựng nông thôn mới là tiến trình rất quan trọng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế xanh. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, môi trường xanh, sạch, đẹp và xây dựng môi trường sống ổn định, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Lợi ích đầu tiên của phát động tết trồng cây hằng năm đối với tiến trình đạt được nông thôn mới là bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu, tạo cảnh quanh xanh, sạch, đẹp tại các làng quê. Nhiều địa phương đã “thay da đổi thịt” nhờ hoạt động trồng cây gây rừng còn được gắn với quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, từ đó cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan nông thôn, đô thị ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

 

screenshot-2024-03-09-173015-1709980285.png
Cảnh quan đường làng ngõ xóm được cải thiện nhờ trồng nhiều cây xanh.

 

Nhiều địa phương tích cực triển khai trồng nhiều cây xanh từ trên đồi đến các địa điểm phù hợp như đường giao thông nông thôn, khuôn viên quanh khu di tích lịch sử, trụ sở cơ quan đơn vị… nhằm góp phần nâng cao môi trường sống để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao với một miền quê đáng sống.

 Bên cạnh đó, năng suất nông nghiệp và an sinh xã hội được cải thiện đáng kể nhờ phong trào  trồng nhiều cây xanh đã được triển khai sâu, rộng và lâu dài, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân từ việc trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Đây còn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, của nhân dân, cán bộ ở vùng nông thôn hiểu về tầm quan trọng của việc trồng và chăm sóc cây để đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất. 

Sau khi được trồng, các cây đã được giao cho các tổ chức hoặc cá nhân cụ thể để quản lý, chăm sóc và bảo vệ, hỗ trợ mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đóng góp vào sự thay đổi cảnh quan của nông thôn địa phương. Việc này đã khắc phục những vấn đề trước đó như trồng cây mà không có kế hoạch, không có sự quản lý rõ ràng và chăm sóc không đồng nhất. Đồng thời, việc huy động nguồn lực từ cộng đồng để tham gia vào quản lý, chăm sóc và bảo vệ cây sau khi trồng đã diễn ra dần dần.  Quá trình cải tạo và thay thế các loại cây ăn quả đã lớn tuổi, không hiệu quả bằng các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã tạo ra các vùng trồng cây ăn quả chuyên canh và tập trung.

Định hướng tương lai.

Phong trào “Tết trồng cây’ đã và đang được nhân dân tích cực hưởng ứng và triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, một số hạn chế chưa được giải quyết triệt để như diện tích đất chưa trồng rừng còn nhiều,  chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, công tác quản lý quy hoạch, duy trì, chăm sóc các cây đã trồng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người dân chưa có nhận thức đúng đắn còn tham gia phá rừng, đốt rừng. Vì vậy, để phong trào trồng cây đạt hiệu quả, các lãnh đạo của huyện, xã, xóm ở các vùng nông thôn phải nắm rõ được đặc điểm, lợi thế của địa phương để xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng  phù hợp khí hậu, địa hình,  tập quán canh tác, thị trường  đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường sinh thái. Song song với đó, các địa phương cần cần chú trọng cải tạo, thay thế những cây già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, cây bị sâu bệnh bằng những cây có năng suất cao, chất lượng tốt,  hướng tập trung trồng các cây thành vùng lớn để tạo vùng phát triển kinh tế chủ lực của khu vực nông thôn. 

screenshot-2024-03-09-173256-1709980408.png