Tôi gặp nhà thơ Nguyễn Thiện vào một ngày mùa thu thật đẹp gặp để trò chuyện vì mến mộ thơ của ông. Chúng ta hẳn sẽ nao lòng khi đọc nhưng vần thơ về mùa thu" Thu muôn đời vẫn trẻ/chúm chím môi em cười","tháng chín về nghe tiếng mẹ ru,gió mùa thu ngọt lành cánh võng" ... Ngồi nói chuyện với ông nghe thơ của ông mới thấy được sự ấm áp và cái tình cái duyên trong con người ông. Và thật bất ngờ hôm nay vào một ngày mùa thu thật đẹp tôi lại được ông bật mí ông vừa sáng tác hai ca khúc "Dại Khờ "và "Ngày Giông Bão"
Hỏi về cơ duyên đến với âm nhạc ông cười thật hiền" nói thật là tôi là người vô cùng yêu nghệ thuật, tình yêu ấy lớn dần từ khi còn nhỏ trải qua mấy chục năm lăn lộn với cuộc sống mà nó không mất đi, ngược lại nó càng nhen nhóm thành một tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật". Nhìn hai bản shheet nhạc vẫn còn màu mực in tôi hơi bất ngờ khi ông cho nghe hai bản thu âm hoàn thiện của cả hai ca khúc nó ngân lên một thanh âm đẹp về nhân tình thế thái về cuộc sống qua con mắt của một nhà thơ một Đại tá quân đội.
Nguyễn Thiện- Nốt ngân của nhưng thanh âm
Với Dại Khờ chúng ta sẽ thấy tác giả vẽ lên một bức tranh yêu rất đáng yêu và rất "dại khờ". Khi nghe ca khúc chúng ta thấy được những ca từ rât tự nhiên thủ pháp âm nhạc đơn giản dễ nghe dễ nhớ và nó gần gũi như chính cuộc sống vậy: "Dẫu biết là muộn, nhưng trót yêu mất rồi, xin em đừng giận tôi, khi yêu tim khờ dại..."nghe giống như những câu của một anh chàng còn rất trẻ mắc lỗi vơi bạn gái.. ở cái tuổi lục tuần mà còn có những câu hát đáng yêu như thế này thật đáng quý biết bao! Và ước gì mãi mãi, em trong vòng tay tôi, trao nụ hôn cháy bỏng, dẫu biết rằng đã muộn, khi yêu tim dại khờ..." phải yêu lắm, thương lắm và tiếc nuối lắm mới thốt lên được những câu như thế bởi cuộc tình ấy có lẽ nó đã qua đi nên tác giả mới ước và ước ao cũng mãnh liệt dữ dội bởi dù đã muộn nhưng a vẫn khao khát và cũng bởi khi yêu trái tim trở lên dại khờ...
Nguyễn Thiện- Nốt ngân của nhưng thanh âm
Với "Ngày giông bão" thì lại là cảm hứng từ một bức ảnh của một nhạc sỹ mà tác giả ngay lập tức viết bài thơ ngày giông bão và cũng ngay sau đó phổ nhạc thành ca khúc Ngày giông bão từ chính bài thơ của mình. Nghe ca khúc chúng ta chợt nhận ra một chút gì đó hơi chậm lại, hoài niệm"Có một ngày nắng tắt bờ môi, có một ngày biển không còn sóng, có một ngày đọng trên khoé mắt, những giọt buồn giây phút chia ly...".
Nghe đâu đó trong câu hát những dư vị đắng cay của một con người trải nghiệm với cuộc tình không trọn vẹn nó có thể là cuộc tình của một gia đình mà vợ chồng đã chia tay nhưng nó cũng có thể là của một đôi tình nhân... có thể nhiều người sẽ thấy mình trong đó ở câu hát này. "Có một ngày kẻ ở người đi, tim vật vã muôn ngàn giống tố, có một ngày không còn anh nữa, em trở về đếm bước cô đơn..". Có thể nói nghe xong mấy câu hát này gần như những con sóng tình yêu đã trở lên dữ dội trở lên bão tố và nỗi đau nỗi cô đơn đã lên tới đỉnh điểm...
Tác phẩm "Ngày giông bão"
Với giọng hát mượt mà của Lê Tuân, Dũng Phạm, Đào Mạnh Kiên tác giả Nguyễn Thiện đã cho chúng ta một cái nhìn mới về tình yêu ,về cuộc sống và những thanh âm trong trẻo ấy cứ ngân lên mãi bằng sự trải nghiệm của thơ của nhạc.
Tác phẩm "dại khờ"
Dù mới bước vào khám phá âm nhạc chưa lâu nhưng may mắn cho tác giả là được giao lưu học hỏi những nhạc sỹ giỏi như Đoàn Bổng,NS Trịnh Ngọc Châu, NS Hiếu Vũ , NS Đào Mạnh Kiên...nên tư duy và cách thể hiện mạch nguồn cảm xúc âm nhạc của Nguyễn Thiện đều rất linh động, sáng tạo và vững vàng. Hi vọng trong tương lai gần khán thính giả sẽ được nghe nhiều hơn nữa những tác phẩm âm nhạc từ cảm xúc của tác giả Nguyễn Thiện một nhà thơ một Đại tá luôn cháy hết mình với nghệ thuật!
Hoặc