Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, anh Vương Xuân Nguyên về công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Sinh Vật Cảnh Việt Nam và làm báo cùng nhà báo Đỗ Phượng năm 2017.
Dưới sự giúp đỡ của nhà báo Đỗ Phượng, nhà báo Vương Xuân Nguyên đã có hàng trăm bài bài viết về chủ đề phát huy vai trò Tết Trồng cây do Bác Hồ khởi xướng từ những năm 60 của thế kỷ XX và thú chơi Sinh Vật Cảnh có truyền thống lâu đời của dân tộc để đưa Sinh Vật Cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, phát triển du lịch, bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan di tích lịch sử. Anh vinh dự được cùng nhà báo Đỗ Phượng là người chuẩn bị dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển sinh tế Sinh Vật Cảnh năm 2004; Chỉ thị của Thường trực Ban Bí thư về Phát triển Sinh Vật Cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao năm 2009; Tổ chức Hội thảo khoa học Bác Hồ với thiên nhiên và Sinh Vật Cảnh năm 2010.
Từ năm 2017, nhà báo Đỗ Phượng mất, anh chuyển công tác về Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Người Đưa tin. Tại môi trường làm việc báo chí chuyên nghiệp ở đây, nhà báo Vương Xuân Nguyên đã có nhiều cơ hội trưởng thành trong nghề báo và hoạt động truyền thông. Anh đã để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng những người làm báo thông qua hàng loạt phóng sự điều tra.
Trong giai đoạn này, anh đã có nhiều bài viết xúc động về nhiều vị lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đã có nhiều cống hiến cho đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu như loạt bài viết: Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ mãi mãi soi đường chúng ta đi; Bác Hồ với Tết Trồng cây năm Kỷ Hợi 60 năm về trước; Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người anh cả của quân đội sống mãi trong lòng dân và nhân loại yêu chuộng hòa bình; Nhà báo Đỗ Phượng - Nghề báo và những kỷ niệm khó quên; GS. Đào Duy Anh: Từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc; GS Vũ Khiêu - một hiền tài sống động, tỏa sáng uyên bác và tâm hồn cao đẹp…
Từ năm 2020, anh chuyển công tác về Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam và cùng các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tham vấn đóng góp nhiều văn bản, chính sách phát triển nông thôn, phát huy yếu tố văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước yêu cầu chuyển đổi số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Gần đây, nhà báo Vương Xuân Nguyên đã đồng hành cùng NSƯT Hương Giang tập trung vào nhiều dự án phát triển âm nhạc chính ca, dân ca các vùng miền. Trong đó có nhiều MV nghệ thuật được công chúng yêu âm nhạc đánh giá cao như: Lời Bác dặn trước lúc đi xa; Gần lắm Trường Sa; Tâm sự Người làm báo; Hà Nội linh thiêng hào hoa…
Không chỉ được biết đến là một cây bút giàu nhiệt huyết, nhà báo Vương Xuân Nguyên còn được biết đến là một gương mặt chuyên gia tâm huyết trong nhiều chương trình truyền hình về nhiều vấn đề chuyên môn đặt ra từ cuộc sống.
Anh đã góp phần cùng các chuyên gia, nhà khoa học và một số đơn vị xuất bản nhiều tài liệu như: Bác Hồ với thiên nhiên và Sinh Vật Cảnh (2010); Những kỳ quan thiên nhiên và Di sản của nhân loại (2020); Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội (2022); Phát triển Nông nghiệp Đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ (2022)…Trong đó, cuốn sách “Bác Hồ với thiên nhiên và Sinh Vật Cảnh” là tập hợp phần lớn tư liệu mà trước đó anh được gần gũi cụ Cù Văn Chước để kiểm chứng xác nhận.
Với những đóng góp tích cực cho lĩnh vực báo chí, truyền thông, sinh vật cảnh và hoạt động phát triển nông thôn Việt Nam, nhà báo Vương Xuân Nguyên đã được: Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tặng Bằng khen năm 2007; Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen năm 2016; Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen năm 2021; Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tặng Kỷ niệm Chương vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam năm 2022, cùng nhiều phần thưởng của các Bộ, Ban ngành khác.
Từ sự giúp đỡ trực tiếp của nhà báo Đỗ Phượng và những sự nỗ lực học tập không mệt mỏi, nhà báo Vương Xuân Nguyên ngày càng trở thành một cây viết được nể trọng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, sinh vật cảnh và phát triển nông thôn.
Hoặc